Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015
Có câu “của bền tại người”, bên cạnh một đôi
giày nữ được gia công tốt thì cách chăm sóc và bảo quản của chúng ta cũng tác động không nhỏ vào độ bền của chúng
Một đôi giày tùy vào chất lượng có thể đi được từ một năm cho tới năm năm, thậm chí là mười năm. Tuy nhiên có câu “của bền tại người”, bên cạnh một đôi giày được gia công tốt thì cách chăm sóc và bảo quản của chúng ta cũng tác động không nhỏ vào độ bền của chúng. Vậy bạn có muốn biết một cô nàng nghiện giày với số lượng giày lên tới hàng trăm đôi sẽ có những bí quyết bảo quản và chăm sóc giày như thế nào không, chúng tôi sẽ bật mí ngay dưới đây.
1. Luôn dự trữ sản phẩm lau/tẩy
Những sản phẩm lau/tẩy dùng cho giày này có thể làm sạch những vết bẩn khó có thể lau chùi bằng khăn ẩm thông thường như vết mực bút bi trên những đôi giày thể thao, giày oxford, giày bệt, cao gót... màu trắng hoặc sáng màu. Mẹo nhỏ cho bạn là hãy tẩy ngay vết bẩn khi mới nhìn thấy, bạn càng để lâu thì chúng càng bám chặt và khó để tẩy sạch.
2. Bảo quản giày trong hộp đi kèm
Với những nàng muốn đôi giày của mình luôn trong tình trạng tốt nhất, hãy bảo quản chúng trong hộp giấy đi kèm khi mua sau mỗi lần sử dụng và nhét giấy báo vào giày để hút ẩm, giữ phom cho chúng. Bạn không nên để những đôi giày quá sát, đè lên nhau để tránh tình trạng giày mất phom.
3. Đóng thêm đế cho giày
Nếu bạn rất yêu thích đôi giày của mình và muốn chúng bền mãi, hãy đóng thêm cho chúng một lớp đế nữa. Cách này là một mẹo đầu tư thông minh vì nó tiết kiệm hơn so với việc bạn phải thay cả đôi giày và với những đôi giày chất lượng kém, nó cũng làm phần đế giày chắc chắn hơn.
4. Tự làm hoặc đi nhuộm lại giày da
Bạn có thể dùng những cây bút tô màu cho đồ nội thất chuyên dụng với những gam màu nâu, đen để tô điểm lại những phần phai màu trên đôi giày cao gót bằng da. Một cách nữa là bạn có thể mang chúng đến tiệm đồ da và nhờ cửa hàng tân trang lại đôi giày của bạn. Màu sắc tươi mới và rõ ràng chắc chắn sẽ làm đôi giày của bạn đẹp hơn nhiều đấy.
5. Giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt
Khi đôi giày của bạn bị gãy gót, dính vết bẩn hay hỏng đế giày, hãy tự sửa nếu có thể hoặc mang chúng ra tiệm sớm nhé. Giống như một vết thương, bạn càng chữa trị sớm thì chúng sẽ mau lành còn nếu để lâu sẽ dẫn tới nhiễm trùng và nghiêm trọng hơn. Đế giày có thể bị nát hẳn, vết nứt rộng hơn hoặc vết bẩn bám lâu sẽ rất khó để sửa lại như mới đấy.
Xem thêm: